Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Những món ăn trị bệnh khí hư ở nữ tốt nhất

Khí hư là một trong những bệnh phụ khoa mà đa số chị em phụ nữ dễ mắc phải. Dưới đây là một số bài thuốc hay, được kết hợp chế biến dưới dạng các món ăn thường ngày có tác dụng hỗ trợ điều trị khí hư - huyết trắng và tăng cường sức khỏe.

Thịt trai nấu lá hẹ: Nguyên liệu gồm 15 gr thịt trai, 15 gr lá hẹ, rượu vừa đủ dùng. Lấy rượu rửa sạch thịt trai, cho vào cùng lá hẹ và đem nấu chín. Món này ăn ngày một lần giúp cải thiện khí hư ra nhiều. Để có được hiệu quả, phụ nữ bị bệnh khí hư nên dùng thường xuyên.


Gà đen hầm hoàng kỳ: Nguyên liệu gồm 1 con gà đen, 60 gr hoàng kỳ, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Gà làm sạch lông, bỏ nội tạng rửa sạch. Hoàng kỳ rửa sạch, thái miếng nhỏ nhồi vào bụng gà rồi khâu chặt lại, sau đó đem gà hấp cách thủy, khi hấp cho gừng lên trên gà. Món này ăn 3 thang, cách nhật, có thể chữa suy nhược thần kinh, băng huyết, tiêu chảy, người mệt mỏi do khí hư gây nên.


Canh thịt heo nấu với hoa mào gà: Nguyên liệu gồm thịt nạc thăn 100 gr, hoa mào gà 30 gr, kim anh tử 15 gr, bạch quả 10 quả, nước, gia vị đủ dùng. Thịt heo rửa sạch, thái miếng. Các vị hoa mào gà, kim anh tử, bạch quả rửa sạch, bọc vào túi vải buộc kín đem đun với nước trong vòng 30 phút, bắc ra bỏ bã lấy nước, sau đó, thả thịt heo vào nước đun tới khi thịt chín, nêm gia vị là được. Món này ăn cả cái lẫn nước, dùng liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày 1 lần, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chữa ra nhiều khí hư, khí hư hư tổn.


Canh tủy sống bò: Nguyên liệu gồm tủy bò sống 250 gr, giấm 10 gr. Tủy sống bò rửa sạch, cắt đoạn, cho vào nồi đổ nước, Sau đó, ta đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa riu riu hầm trong 1 - 2 giờ, khi sắp bắc nồi xuống thì cho giấm vào là được. Cách dùng: uống canh, ăn tủy bò.


Canh trứng, sọ hoa cúc: Nguyên liệu gồm sọ hoa cúc 200 gr, trứng gà 1 quả. Với món này, ta nấu canh ăn, nên dùng thường xuyên một thời gian.



Đậu ván trắng hầm dạ dày heo: Nguyên liệu gồm đậu ván trắng 100 gr cho vào trong một cái dạ dày heo, hầm nhừ và ăn. Để có được hiểu quả, ta nên ăn thường xuyên trong một thời gian.



Bạch quả, sữa đậu nành: Nguyên liệu gồm bạch quả 10 quả, bóc bỏ vỏ lấy nhân, giã nát, sau đó cho vào một bát sữa đậu nành đun sôi rồi uống. Món này mỗi ngày uống 1 lần.



Cháo gạo nếp, hạt sen, hạt súng: Nguyên liệu gồm gạo nếp 100 gr, hạt sen, hạt súng 50 gr, lá sen tươi 50 gr, đường trắng, nước đủ dùng. Hạt sen bỏ màng và tâm, hạt súng, lá sen rửa sạch, gạo vo sạch. Sau đó, ta lấy lá sen, gói hạt súng vào buộc chặt, đun với nước trong vòng 30 phút, bỏ bã lấy nước. Tiếp theo, ta cho hạt sen và gạo nếp vào nước thuốc đó đun nhừ thành cháo, nêm đường vào là được. Mỗi ngày ta ăn 1 lần vào buổi sáng sớm, ăn liên tục trong 4 ngày. Món cháo có tác dụng ngăn ra khí hư, chữa rong huyết, đại tiện ra máu.

Nước rau sam, lòng trắng trứng: Nguyên liệu gồm rau sam tươi 250g, giã nát vắt lấy nước cốt. Sau đó, ta cho vào 2 lòng trắng trứng của 2 quả trứng gà, đánh đều hấp chín mang ra ăn. Cách dùng: mỗi ngày ăn 2 lần, ăn liền trong 7 ngày.


Để phòng tránh bệnh khí hư - huyết trắng, chị em cần vệ sinh vùng kín một cách khoa học, kết hợp với một chế độ ăn đầy đủ rau xanh, dưỡng chất (hạn chế ăn đường) và một thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Nguồn: ngoisao.vn

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Món ăn dân gian giúp phòng ngừa bệnh Tiểu đường

 Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, vào kinh tâm, tỳ, vị, can, phế. Mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu mụn nhọt, làm đẹp da,…an thần, giảm stress.

Đặc biệt các hoạt chất charantin, polypeptid-P và vicine trong mướp đắng có khả năng ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể. Nhờ đó mà nó có tác dụng ngăn ngừa và ổn định đường huyết ở người bệnh tiểu đường.


Theo Diabetes.co.uk mướp đắng có chứa một lectin làm giảm nồng độ glucose trong máu bằng cách tác động vào các mô ngoại biên và ức chế sự thèm ăn - tương tự như tác dụng của insulin trong não .


Lectin này được cho là một nhân tố chính đằng sau các tác dụng hạ đường huyết mà phát triển sau khi ăn mướp đắng.

Tháng 1/2011 trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology đã công bố 1 kết quả thử nghiệm lâm sàng trong 4 tuần cho thấy những người dùng 2.000 mg mướp đắng hàng ngày làm giảm đáng kể nồng độ glucose trong máu ở bệnh nhân tiểu đường type 2.

Một nghiên cứu khác cũng đã cho thấy mối liên hệ giữ mướp đắng và cải thiện kiểm soát đường huyết.


Trong khi một báo cáo được công bố trên số ra tháng ba năm 2008 của Hóa học và Sinh học phát hiện ra rằng mướp đắng tăng sự hấp thu của tế bào của glucose và cải thiện dung nạp glucose.


Tuy nhiên, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học lâm sàng trong năm 2007 không cho thấy bất kỳ lợi ích của mướp đắng cho bệnh tiểu đường kiểm soát kém type 2.

Trong khi một xét nghiệm lâm sàng được công bố hai năm sau đó trong các tạp chí British Journal of Nutrition nói rằng nên có những nghiên cứu và các thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của mướp đắng với bệnh tiểu đường.

Bài thuốc dùng mướp đắng để chữa tiểu đường

Những người có chỉ số đường huyết cao, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay đã mắc bệnh đều có thể dùng những bài thuốc từ mướp đắng dưới đây để phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.

Bài 1:

Dùng 1kg mướp đắng tươi, bổ đôi, bỏ hạt, cắt miếng nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ. Sau đó cho bã mướp đắng vào 1 cái túi vải sạch, cho 500ml nước lọc vào để vắt lấy nước. sau đó đun sôi bằng lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.

Nước 2 bạn cho 300ml nước vào bã để lọc nước và đun sôi tương tự nước 1. Đến nước 3 cho 200ml nước vào bã vắt nước cuối rồi đổ chung 2 lần nước trước vào cùng đun sôi trong khoảng 15 phút.

Mỗi ngày uống 1 cốc nước ép mướp đắng sẽ giúp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 khi chưa sử dụng thuốc tây để điều trị, kết hợp với sulfamid để điều trị có hiệu quả.

Nước ép mướp đắng tươi có tác dụng chữa tiểu đường tuýp 2 mới mắc (khi chưa phải dùng thuốc tây y), phối hợp với các loại sulfamid chữa tiểu đường tuýp 2 để tăng tác dụng (đồng thời giúp phòng chống các bệnh tim mạch, thần kinh, ung thư, lão hóa, giảm tác hại của tia xạ với người bệnh).

Cách làm
- 100g mướp đắng



- 200g đậu ván trắng



- 150g nấm hương



Đậu ván trắng rửa sạch, cho vào nồi nấu chín sau đó cho nấm hương và mướp đắng vào nấu chín, cho gia vị vào vừa miệng ăn cùng với cơ hoặc có thể nấu thành cháo.



Món ăn bài thuốc này được áp dụng cho bệnh nhân tiểu đường, kém ăn, thể trạng gầy yếu, người mắc chứng phân sống.

Đặc biệt với người tiểu đường món ăn này có thể dùng ăn thay cơm cũng được.



Bài 3:



- 100g mướp đắng



- 100g mộc nhĩ đen



- Thịt gà, nấm hương mỗi vị 150gà



Tất cả các vị thuốc trên rửa sạch, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến khi nhừ, nêm gia vị vừa đủ rồi ăn nóng. Dùng cho người mắc bệnh mỡ máu, tiểu đường.



Bài 4:



- 150g mướp đắng



- Nấm hương, đậu phụ mỗi loại 200g



Mướp đắng, nấm hương đem hầm gần chín thì cho đậu phụ vào, nêm gia vị vừa ăn là được. Bài thuốc thích hợp với người bị rối loạn chuyển hóa đường, mỡ máu và bệnh nhân tiểu đường. Bạn có thể sử dụng thay cơm khi có chế độ ăn chay hay giảm béo.



Bài 5:



-100g mướp đắng



- 1 quả tim lợn



- 15g hoài sơn



- 150g nấm hương



- 10g thiên hoa phấn



Làm sạch các nguyên liệu trên rồi đem hầm cho mềm trên lửa nhỏ, nêm nếm gai vị rồi ăn nóng. Món ăn thích hợp cho người bệnh tiểu đường, phù thũng, ăn uống kém.

Lưu ý: Khi dùng mướp đắng không nên dùng chung với huyền sâm hay chế phẩm từ huyền sâm. Nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của mướp đắng.
 Xem thêm : Chi tiết

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Dấu hiệu sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà ở miệng cũng do virus HPV gây ra, tuy nhiên, vị trí và con đường lây nhiễm có thể do có quan hệ bằng miệng với người mắc hoặc hôn, sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân với người mắc bệnh sùi mào gà ở miệng. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 – 9 tháng mới cho các biểu hiện triệu chứng cụ thể, ngay cả trong thời gian ủ bệnh, bệnh sùi mào gà vẫn có thể lây truyền từ người bệnh sang những người khác. Các dấu hiệu sùi mào gà ở miệng mà bệnh nhân cần nắm biết đó là:

- Vòm họng, khoang miệng xuất hiện tình trạng sưng đau, tê rát, có các tổn thương như amidan gây khó chịu khi ăn, nuốt;
- Các mụn thịt li ti, sần sùi hoặc những mảng trắng, đỏ viêm loét tại lớp niêm nạc khoang miệng;
- Một số triệu chứng kèm theo khác như người bệnh có thể bị sốt nhẹ hoặc ớn lạnh, buồn nôn…
Sùi mào gà ở miệng trong thực tế là tình trạng rất phổ biến, tỷ lệ không hề ít hơn so với những ca mắc sùi mào gà ở đường sinh dục hay những vị trí khác trên cơ thể, mọi đối tượng nam giới, nữ giới đều có thể trở thành đối tượng bệnh nhân. Hơn nữa, sùi mà ở gà ở miệng cũng gây ra những triệu chứng bệnh và các nguy hại khôn lường cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng người mắc, đặc biệt là nguy cơ ung thư vòm họng, miệng rất cao nếu vô tình mắc phải HPV típ 16 hoặc 18 trong tổng hơn 150 típ sùi mào gà hiện có.
Sùi mào gà ở miệng có thể bị phá hủy và loại bỏ bằng nhiều cách khác nhau nhưng việc sử dụng các loại kem bôi là rất khó. Bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp khác cho từng trường hợp cụ thể như: đóng băng, áp lạnh, chích mụn với interpheron alpha hoặc dùng tia laser carbon dioxide… để loại bỏ chúng. Những tổn thương lớn có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Riêng với những nốt sùi mào gà bên ngoài môi thì thường được điều trị bằng thuốc mỡ.
Tìm hiểu thêm tại: http://suimaoga.net/

Những vị thảo mộc giúp ngăn ngừa lão hóa


Tỏi, nghệ không những giúp bạn trẻ lâu mà còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tật và hỗ trợ giảm cân.
Nghệ
Loại gia vị này là phương thuốc tự nhiên nhờ các thành phần kháng sinh và kháng viêm. Nghệ hỗ trợ hoạt động của gan, giúp cơ thể thải chất độc đồng thời tăng cường sản xuất các chất chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, nghệ còn có công dụng giảm cân.
Cây kế sữa
Bí quyết để bề ngoài trẻ trung là sở hữu một làn da đẹp. Cây kế sữa là loại thảo mộc có khả năng thúc đẩy gan tạo ra các chất oxy hóa nuôi dưỡng và bảo vệ da, giúp làn da tươi trẻ.
Sâm Ấn Độ (Ashwagandha)
giavithaomoc-02-samando-7675-1437442883.

Loại nhân sâm này có tác dụng giảm tác động của stress lên cơ thể. Sâm Ấn Độ giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các chuyên gia cho rằng sâm Ấn Độ còn rất có lợi cho não, giúp đầu óc minh mẫn.
Tỏi
giavithaomoc-anh-03-toi-2184-1437442884.

Nuốt từ 2 đến 3 tép tỏi tươi hoặc ăn tỏi hàng ngày sẽ làm chậm quá trình lão hóa. Tỏi phòng ngừa cao huyết áp, giúp thanh lọc máu và tiêu diệt các vi khuẩn. Ngoài ra, tỏi tốt cho đường ruột và xương khớp.
Nhân sâm
Nhân sâm giúp giảm stress khiến tinh thần thoải mái và cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt bát, đủ sức tập luyện thể thao hàng ngày. Các hoạt động thể chất sẽ giữ cho da không bị nhăn.
Hương thảo
Loại cây có mùi thơm này tăng độ ẩm cho da, ngăn ngừa sự xuất hiện các nếp nhăn. Hương thảo bảo vệ da khỏi các chất độc hại và thúc đẩy sự sản xuất collagen.
Nấm linh chi
giavithaomoc-anh-04-linhchi-7484-1437442
Còn được gọi là “nấm trường thọ”, nấm linh chi được sử dụng từ nghìn đời nay để ngăn lão hóa và chữa các bệnh như đau khớp, huyết áp cao. Nấm linh chi có khả năng kháng viêm tuyệt vời, từ đó giữ cho cơ thể trẻ lâu. Ngày nay, bạn có thể uống trà linh chi hoặc linh chi dạng lọ.
 Theo : http://suckhoe.vnexpress.net/

Bị bệnh lậu liệu có con được không?

Bị bệnh lậu có con được không? Theo các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thiên Hòa cho biết. Khi bị mắc bệnh lậu, nếu không được chữa trị kịp thời người bệnh khó có thể có con hoặc có thể có con nhưng khi sinh ra đứa trẻ sẽ bị lây nhiễm bệnh.


- Đối với nam giới bệnh lậu biến chứng sẽ gây ra viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn … có thể bị vô sinh nếu ống tinh bị xơ, ngẹt hai bên do không xuất tinh được. Tuy nhiên, nếu bệnh lậu chưa chuyển sang giai đoạn mãn tính và điều trị khỏi thì nam giới có thể yên tâm, vẫn có thể sinh con được.

– Ở nữ giới bệnh lậu là nguyên nhân gây ra viêm tiểu khung. Viêm tiểu khung sẽ tạo thành túi mủ trong ổ bụng, khiến đau kéo dài, mạn tính ở vùng tiểu khung. Bệnh sẽ làm vòi trứng bị tổn thương gây ra hiếm muộn con cái, tăng nguy cơ bị chửa ngoài tử cung và thậm chí là vô sinh.

Vi khuẩn lậu thường tập trung rất nhiều ở cơ quan sinh dục. Nếu phụ nữ mang thai mà mắc bệnh lậu khi sinh con qua đường âm đạo, đứa trẻ sẽ bị lây bệnh từ mẹ. Khiến cho đứa bé bị lậu bẩm sinh, lúc này sẽ thường có triệu chứng bị mù mắt, nhiễm khuẩn khớp làm đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh mọi người nên đi khám và làm điều trị sớm để tránh những biến chứng xảy ra. Đối với nữ giới khi bị bệnh thì không nên sinh, hãy điều trị triệt để trước khi muốn sinh con.

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Bệnh lậu ảnh hưởng đến sức khỏe nam và nữ như thế nào?

Bệnh lậu là gì? Bệnh lậu là bệnh xã hội nguy hiểm có khả năng lây nhiễm bằng nhiều con đường khác nhau nên các đối tượng mắc phải cũng rất phong phú. Bệnh lậu có thể bắt gặp ở đàn ông, phụ nữ, trẻ sơ sinh…và khi không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể gây ra những hậu quả nặng nề.

Bệnh lậu ảnh hưởng đến sức khỏe nam và nữ như thế nào?

- Viêm vùng chậu: Xảy ra ở nữ giới đặc biệt gặp nhiều ở những chị em trong độ tuổi sinh sản. Lậu cầu khuẩn xâm nhập theo đường âm đạo rồi phát triển lên tử cung, vòi trứng và gây viêm toàn bộ khu vực này. Bệnh lậu để lại sẹo xấu ở vòi trứng nên dễ gây ra các biến chứng mang thai ngoài tử cung hoặc nặng nề có thể gây vô sinh. Theo thống kế thì có từ 10-40% phụ nữ mắc bệnh lậu gặp phải biến chứng viêm vùng chậu.


- Bệnh lậu ở miệng: Là hậu quả của việc quan hệ tình dục bằng đường miệng (oral sex) với người mắc phải bệnh lậy. Bệnh lậu ở miệng gây kích thích họng và tuyến amidan dẫn đến đau họng, sưng đỏ vòm họng, amidan. Bệnh lậy ở miệng gây khó khăn cho việc ăn uống, gây lở loét và dễ dàng làm cho viêm nhiễm lan rộng.

- Ảnh hưởng đến mắt: Bệnh lậu ở mắt thường là do mắt có tiếp xúc với vi khuẩn lậu cầu, chủ yếu gặp phải ở trẻ sinh ra từ bà mẹ mắc bệnh lậu. Bệnh lậu mắt có thể gây viêm, đau, sưng đỏ, thậm chí có thể gây mù mắt.

- Nhiễm trùng máu : Lậu cầu khuẩn có thể theo đường máu và gây ra viêm nhiễm ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể người bệnh. Biểu hiện là người bệnh thường sốt cao, nổi mẩn, đau cứng khớp…

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Ăn gì để khỏe mạnh cho vùng kín giúp chị em luôn tự tin

Âm hộ, âm đạo ngứa rát, tấy đỏ, ra nhiều khí hư, khí hư có mùi hôi, có màu bất thường là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm âm đạo. Bệnh có thể tái nhiễm nhiều lần dù đã được điều trị khỏi trước đó, càng về sau bệnh càng nghiêm trọng và gây nhiều biến chứng hơn. Không chỉ chú ý đến vệ sinh vùng kín, nữ giới cần bổ sung thêm những chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng. Thực phẩm nào tốt cho người bị viêm âm đạo là một trong những câu hỏi được phần lớn chị em quan tâm.

Hầu hết bệnh phụ khoa nói chung, bệnh viêm âm đạo nói riêng khi mắc phải đều gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản cũng như cuộc sống sinh hoạt của chị em. Mắc bệnh là thời điểm vô cùng nhạy cảm, do đó chỉ cần chủ quan, chậm trễ trong việc đưa ra cách chữa viêm âm đạo đã có thể gây nhiều biến chứng. Bên cạnh việc khám chữa theo như phác đồ điều trị của bác sĩ, chị em cũng nên chú ý hơn tới việc lựa chọn thực phẩm..

Nữ giới mắc bệnh viêm âm đạo nên bổ sung những thực phẩm sau đây trong khảu phần ăn hàng ngày:

-Sữa chua


Từ trước đến nay, phụ nữ ăn sữa chua với mong muốn có làn da đẹp, trẻ lâu và chống lại lão hóa, táo bón…,nhưng qua các thử nghiệm lâm sàng các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sữa chua có thể ngăn ngừa viêm âm đạo.

Ăn sữa chua có chứa chủng acidophilus sống. Sữa chua tác động như môi trường tốt cho vi khuẩn có lợi phát triển. Mặc dù vậy vẫn chưa có kết luận chính thức từ nghiên cứu khoa học về lợi ích của việc ăn sữa chua có bổ sung lactobacillis acidphilus trong phòng nhiễm nấm.
Tuy nhiên, các nhà dinh dưỡng cũng khuyên phụ nữ muốn ngăn ngừa bệnh viêm âm đạo thì không nên ăn sữa chua hoa quả, vì nó chứa nhiều đường.

-Tỏi

Thành phần axit béo phong phú trong tỏi sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng cần thiết có thể chống nấm, viêm nhiễm nơi vùng kín. Mỗi ngày chỉ cần ăn một vài tép tỏi phụ nữ đã có thêm sức đề kháng với bệnh phụ khoa nói chung và bệnh viêm nhiễm nói riêng

Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có tác dụng giải phóng, sát trùng, giải độc, tiêu nhọt, hạch. Tỏi là một gia vị thông dụng của mọi gia đình, ngoài công dụng chống ung thư, tốt cho tim mạch, tỏi còn có tác dụng chống oxy hoá, chống đột biến tế bào, giảm mỡ trong máu.

-Đồ ăn tươi

Không chỉ nữ giới mắc bệnh viêm âm đạo mà trong bất cứ hoàn cảnh nào đồ ăn tươi cũng trở thành sự lựa chọn hàng đầu.Tuy nhiên, khi lựa chọn các loại hoa quả tươi, bạn cũng cần chú ý vì có nhiều loại trái cây chứa đường tự nhiên trong đó.

 -Uống nước
Viêm âm đạo dễ dàng làm cơ thể nóng, do vậy cần chú ý uống nhiều nước để giảm nhiệt độ cơ thể

Bên cạnh những thực phẩm tốt cũng có không ít những thực phẩm gây ảnh hưởng đến bệnh viêm âm đạo mà chị em nên hạn chế như: Thực phẩm giàu tinh bột, thực phẩm giàu chất đạm, hải sản, đồ cay nóng,…
Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại, Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong khám, tư vấn và điều trị viêm âm đạo nói riêng, mang đến cho người bệnh sự yên tâm, tin tưởng tuyệt đối.
Tuy nhiên, để cho việc điều trị đạt hiệu quả cao, ngay khi phát hiện thấy những triệu chứng của viêm âm đạo, chị em đừng nên chần chừ mà hãy tới cơ sở y tế để bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

 Chị em nên thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ, có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Phòng tránh những nguy hại do bệnh gây nên.

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Tổng hợp những thực phẩm tốt cho bà bầu

Mang thai tháng thứ 4 là thời khắc khá quan trọng để quyết định sự phát triển khỏa mạnh của thai nhi Vì vậy, các bạ mẹ nên bổ sung những chất cần thiết để thai nhi có thể phát triển tốt nhất. Với bài viết lần này, Suckhoebabau.vn xin gởi đến bạn bài viết: “Mang thai tháng thứ 4 cần bổ sung gì tốt cho sức khoẻ”.


Vậy thai nhi phát triển như thế nào khi các bà mẹ mang thai ở tháng thứ 4?

Việc mai thai trong tháng thứ 4 sẽ khó khăn hơn với các mẹ bầu vì quá trình tăn trưởng của bé có phần nhanh hơn so với bình thường. Trong gia đoạn này trọng lượng của bá thường tăn lên gấp đôi và cơ thể dài ra thêm vài cm.
Khi các bà mẹ mang thai ở tháng thứ 4, bé đang phát triển và to cỡ một quả bơ: hơn 11cm (đầu đến mông), nặng gần 100g. Đôi chân của bé phát triển đáng kể, đầu cũng đã đứng thẳng hơn, và mắt đã chuyển đến gần nhau ở phía trước đầu.

Thời khắc này cũng là lúc hình thành nên đôi tai gần như là rõ nét, cấu trú c của da cũng đang phát triển mặc dù các nang tóc chưa thể nhận ra được. Bé thậm chí cũng đã bắt đầu mọc móng chân.

Và còn khá nhiều biết đổi của bé khi mẹ mang thai ở tháng thứ 4 đang diễn ra bên trong, tim bé hiện tại bơm khoảng hơn 25 lít máu mỗi ngày và lượng máu sẽ tiếp tục tăng khi cơ thể bé tiếp tục lớn lên.

Bà bầu mang thai tháng thứ 4 cần ăn gì để bổ sung gì tốt cho sức khoẻ?
Mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì ?

Vì vậy, đây là thời kỳ quan trọng cho sự tăng trưởng nhảy vọt của thai nhi. Bà bầu cần bổ sung các chất sau đây để bảo đảm cho thai nhi phát triển toàn diện:

Mang thai háng thứ 4 là một trong những thời kỳ quan trọng cho sự tăng trưởng về trọng lượng và kích thước của thai nhi. Nên các bà cầu cần bổ ssung các chất dinh dưỡng sau để đảm bảo được rằng thai nhi phát triển một cách tốt nhất có thể:



Protein có nhiều trong các thực phẩm như thịt nạc, cá, sữa, trứng gà và các loại đậu. Bởi vì, protein là chất cơ bản nhất cấu thành cơ thể thai nhi, cung cấp đủ protein có lợi cho sự sinh sôi nảy nở tế bào não của thai nhi, khiến não thai nhi phát triển tốt.

Đồng thời đáp ứng những nhu cầu thay đổi về cơ thể của phụ nữ mang thai. Ở giai đoạn mang thai tháng thứ 4, mỗi ngày thai phụ cần hấp thu khoảng 85 gam protein thì có thể thỏa mãn nhu cầu cần thiết cho cơ thể.

Muối vô cơ

Muối vô cơ có nhiều trong canxi, sắt…. Như các bà bầu cũng đã viết rằng canxi là một trong những chất giúp phát triển và hình thành cấu trúc xương cứng cáp cho thai nhi, do vậy để thai nhi không bị còi xương thì khi mang thai bạn cần hấp thu đủ canxi. Nếu thiếu canxi, cơ thể phụ nữ mang thai tháng thứ 4, cũng dễ bị loãng xương.

Để bổ sung các loại muối vô cơ cần thiết cho cơ thể, mỗi bữa ăn các bà mẹ nên ăn các loại thức ăn như: canh sườn, bột xương, lòng đỏ trứng gà, các loại sữa, các sản phẩm chế biến từ đậu, gan, thận, tim lợn, thịt nạc, rau lá xanh và hoa quả…

Nếu cần thiết thì các mẹ có thể uống những loại thuốc giúp bổ sung sắt, canxi, dầu cá… nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Sắt tạo máu cho cơ thể

Nếu phụ nữ mang thai tháng thứ 4 mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt thì có thể làm giảm tốc độ tăng trọng lượng của thai nhi. Khi thiếu máu nghiêm trọng có thể dẫn tới đẻ sớm, thai chết lưu.

Vì thiếu máu sự co bóp của tử cung cũng không tốt, dẫn tới chảy máu nhiều sau khi sinh. Để phòng bệnh thiếu canxi, sắt, mỗi ngày thai phụ cần cần hấp thu 1,5g canxi, 15mg sắt.


Chất xơ

Chất xơ không chỉ để làm cho ốm đi như nhiều người nghĩ. Mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo một bữa ăn khỏe mạnh, đặc biệt là khi bạn mang thai tháng thứ 4.

Bạn cần chất xơ để chuyển thức ăn một cách nhanh chóng vào cơ thể bạn, để cung cấp chất xơ cho cơ thể, nó đi qua ruột để việc loại chất thải được nhanh chóng. Và để giữ nước và thải chất độc ra khỏi cơ thể.

Vitamin

Cơ thể của con người cần nhiều loại vitamin để thỏa mãn nhu cầu phát triển. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai tháng thứ 4, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi; vitamin nhóm B có thể tăng cảm giác thèm ăn, giúp tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển và việc bài tiết sữa của phụ nữ mang thai…

Bình thường trong cơ thể con người chúng ta cần rất nhiều các loại vitamin để bổ sung cho nhu cầu phát triển của cơ thể. Những loại vitamin thường được các bác sĩ khuyên dùng có thể kể đến như vitamin A và các vitamin nhóm B.

Như nhiều chuyên gia về dinh dưỡng cho biết rằng Vitamin A có thể tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai tháng thứ 4, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Còn đối với các vitamin nhóm B

– Vitamin A: Có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ…) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho những bà bầu đang mang thai ở tháng thứ 4.
Mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì

Mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì

– Vitamin B1: Có nhiều trong ngũ cốc và các loại đậu (hạt) như gạo, bột mì, bột đậu xanh…

– Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật.

– Vitamin B6: có nhiều trong gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô…

– Vitamin B9 (hay còn gọi là axit folic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng.

– Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu các loại, rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch.

– Vitamin B12: Pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng… làm một trong những món ăn mà các mẹ bầu cần bổ sung khi mang thai ở tháng thứ 4.

– Vitamin C: Rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi, xoài, ổi…), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, …

– Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa.

– Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ…), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.

Ngoài ra thì mang thai tháng thứ 4 có nên uống nước dừa cũng là một điều cần giải đáp
Mang thai tháng thứ 4 có nên uống nước dừa

Mang thai tháng thứ 4 có nên uống nước dừa

Đối với bà bầu mang thai 3 tháng đầu thì không nên uống nước dừa, nhưng từ tháng thứ 4 trở đi thì bà bầu có thể uống nước dừa mà không cần kiêng cữ. Nhưng cũng lưu ý là tùy cơ địa mỗi ngừơi để hấp thụ thành phần dinh dưỡng trong nước dừa.

Từ tháng thứ 4 trở đi bà bầu có thể thoải mái uống nước dừa nhưng cũng lưu ý rằng: bà bầu chỉ nên uống mỗi ngày 1 trái và không nên uống vào buổi tối.

Xem thêm :

Viêm lộ tuyến cổ tử cung nên ăn gì?

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể mang thai được không?

 

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Tìm hiểu những nguyên nhân có thể gây dị ứng

Khi bị cảm, có thể ăn canh gà giải cảm; nếu bị say sóng hay say tàu xe, chỉ cần nhai lát gừng là đỡ hẳn... Đôi khi, những kinh nghiệm và mẹo vặt trong văn hóa ẩm thực cũng có tác dụng chữa bệnh. Một số loại thức ăn chữa bệnh "tân thời":

1. Canh gà
Năm 1993, bác sĩ Stephen Rennard đã nghiên cứu tác dụng của món canh gà trên quy mô nhỏ ở phòng thí nghiệm. Mãi 7 năm sau, kết quả nghiên cứu của ông mới được đăng tải trên báo Chest (của Viện các bác sĩ chuyên về bệnh lồng ngực Mỹ). Theo Rennard, canh gà (chicken soup), dù được nấu ở nhà hay đóng hộp sẵn ở siêu thị, đều có tác dụng ức chế hoặc giảm tính di động của bạch cầu trung tính (có chức năng bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng).
Canh gà còn có tác dụng cải thiện khả năng bù nước và tình trạng dinh dưỡng của cơ thể, đem lại cho người ăn sự thoải mái về tâm lý và thể chất khi đang bệnh.
2. Nước cam vắt và chuối

Theo chuyên viên tiết thực Melinda Hemmelgarn thuộc Trung tâm Truyền thông Dinh dưỡng Đại học Missouri (Mỹ), nước cam vắt cung cấp cả kali và canxi nên có tác dụng hạ huyết áp. Nếu là sản phẩm công nghiệp, nên chọn loại nước cam vắt có tăng cường canxi. Chuối cũng đem lại rất nhiều kali. Vì vậy những ai có huyết áp hơi cao nên ăn mỗi ngày 1 quả cam hoặc chuối.
3. Nho đỏ (hay tím sẫm)
Có tác dụng bổ tim và sát trùng đường tiểu. Việc uống 1 ly nước ép nho đỏ hay tím sẫm nguyên chất mỗi ngày sẽ rất tốt cho chức năng tim. Nước ép nho đỏ vừa ảnh hưởng trực tiếp lên phản ứng đông máu vừa làm tăng nồng độ các chất kháng oxy hóa và làm giảm các gốc tự do trong hệ tim mạch. So với nước ép bưởi, cam, cà chua và táo, nước ép nho đỏ có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh gấp 3 lần.
4. Nước ép quả nam việt quất (Cranberry juice)
Giúp sát trùng đường tiểu. Dùng một ly nước ép quả nam việt quất hay 30 g trái khô mỗi ngày sẽ giúp thanh toán các chứng này. Các hoạt chất trong quả nam việt quất có tác dụng ngăn cản vi khuẩn xâm phạm lớp niêm mạc lót hệ thống ống dẫn đường tiểu.
5. Những loại quả có màu tím và mọng
Việt quất (Blueberries) có màu tím như sim, tốt cho những ai bị nổi gân (tĩnh mạch) xanh dưới da. Theo bác sĩ Luis Navarro, Giám đốc Trung tâm Trị liệu Tĩnh mạch ở New York, việt quất tốt cho hệ tuần hoàn vì chứa các chất flavonoid. Đó là những hoạt chất giúp cho thành tĩnh mạch thêm vững chắc và các mao quản bớt rạn nứt. Các sắc tố có tên proanthocyanidin và anthocyanidin (đem lại màu xanh tím đặc trưng cho các loại trái này) giúp tăng cường tính bền chắc cho hệ thống mạch máu.
Đối với người già, các nhà khoa học khuyên ăn nhiều rau xanh để tránh thoái hoá điểm vàng (nguyên nhân gây mù loà không thể hồi phục). Lutein (hoạt chất chủ yếu trong các loại rau lá xanh đậm) rất có lợi cho mắt vì có tác dụng như một màng lọc ánh sáng, giúp mắt không bị các tia nắng làm tổn thương. Nó cũng có tính kháng oxy hóa, tránh cho mắt khỏi các tổn thương do quá trình lão hóa. Cơ thể không có khả năng sản xuất lutein nên con người phải ăn nhiều thực phẩm giàu chất này hoặc bổ sung bằng thuốc.
Còn những người hay bị đau nửa đầu nên tránh các sản phẩm từ sữa, chocolate, trứng, các loại quả có múi, tép, thịt, lúa mì, các quả hạch, lạc, cà chua, hành tây, bắp, táo và chuối.
Theo bác sĩ Neal Barnard (tác giả cuốn Thức ăn chống đau), với chứng đau nửa đầu, có khi chính những thức ăn được xem là "thủ phạm" gây đau kể trên lại làm bệnh nhân bớt nhức đầu. Chẳng hạn, chất caffeine có thể khiến một số người nhức đầu khi uống vào, nhưng một số người khác đang nhức đầu nếu uống vào sẽ bớt hẳn. Các thức ăn giàu tinh bột như bánh mì nướng, bánh quy và khoai tây cũng có thể làm giảm nhức đầu hay buồn nôn, thậm chí rút ngắn hẳn cơn đau nửa đầu.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Những phương pháp phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả

 Để giúp bệnh nhân ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ, cần tập thói quên đi cầu đều đặn hàng ngày. Bệnh nhân nên hình thành thói quen mỗi sáng sớm thức dậy đúng giờ đại tiện, điều này có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống bệnh trĩ; không nên nhịn đại tiện vì sẽ gây ra táo bón.
Các thói quen như ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, đọc báo trong nhà vệ sinh hoặc dùng lực quá sức… đều là thói quen không tốt, nên thay đổi.
Bệnh nhân cần tập thói quen đi cầu hàng ngày và điều chỉnh thói quen ăn uống như tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, trà; tránh các thức ăn cay nóng, nhiều gia vị như ớt, tiêu. Bệnh nhân cần uống nước đầy đủ; ăn nhiều chất xơ như rau, củ, quả, ngũ cốc (đặc biệt là khoai lang luộc rất tốt cho người bệnh trĩ).
Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì?
Ngoài ra, bệnh nhân cần cận động thể lực; nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
 Bệnh nhân cần điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ và giữ vệ sinh vùng hậu môn.
Hậu môn, trực tràng… là nơi có nhiều vi khuẩn, dễ gây ra viêm nhiễm tuyến mỡ da, tuyến mồ hôi xung quanh hậu môn, từ đó sinh ra mụn nhọt, phù thũng. Âm đạo của nữ giới gần với hậu môn, chất bài tiết ở âm đạo khá nhiều, có thể kích thích da hậu môn, gây ra bệnh trĩ. Vì vậy, bạn nên thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ vùng này và thay quần lót thường xuyên, như thế sẽ có tác dụng phòng chống bệnh trĩ.
 Đối với các bệnh nhân cơ địa nóng trong, dễ táo bón hoặc bệnh nhân hẹp hậu môn (thường là do sau mổ), nhiều trường hợp cần uống thuốc để phòng bệnh. Điều này còn cần thiết đối với các trường hợp người bệnh thường xuyên phải uống rượu bia, thuốc lá, cà phê, ăn đồ cay nóng...
Thông thường, liều phòng bệnh bao giờ cũng thấp hơn liều chữa bệnh, ví dụ như Thuốc tiêu trĩ Safinar liều chữa bệnh là 9 viên một ngày, liều phòng bệnh chỉ còn 4 viên một ngày hoặc 2 viên một ngày.
Tham khảo thêm: http://khambenhtri.net/

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Chế độ ăn uống có lợi cho bệnh của phụ nữ

Chế độ ăn uống không chỉ thơm ngon mà quan trọng hơn là xem nó có thể cung cấp cho cơ thể bạn những gì để mang lại dinh dưỡng. 11 loại thực phẩm sau đây không chỉ ngon mà trong một mức độ nhất định giúp người phụ nữ điều hòa cơ thể, nhờ đó ngăn cản sự xuất hiện của bệnh phụ khoa
Thiếu máu: Thực phẩm chứa sắt cao

Chữa bệnh phụ khoa bằng phương pháp dân gian

 
Mất máu định kỳ, sinh con và các lý do khác khiến cho khoảng 30% phụ nữ bị thiếu máu nhẹ. Nếu không phát hiện, bổ sung, điều trị sẽ dễ dàng dẫn đến thiếu máu mãn tính, giảm chức năng buồng trứng và ảnh hưởng tới sức khỏe của phụ nữ.

Gan, thịt nạc, rau bina và các thực phẩm khác không chỉ chứa lượng sắt cao mà cơ thể lại dễ dàng hấp thụ. Các chuyên gia y tế còn nhắc nhở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nên hạn chế trà và cà phê càng nhiều càng tốt để tránh một trong những chất ức chế hấp thu sắt.
Khó chịu trong kỳ kinh nguyệt: Uống sữa nóng với mật ong


Đau bụng, yếu thắt lưng, cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ và dễ bị kích thích tình cảm và các triệu chứng khác... mang lại sự khó chịu cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.

Các chuyên gia Sản phụ khoa gần đây đã phát hiện ra rằng phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, cứ mỗi đêm trước khi đi ngủ uống một cốc sữa nóng và mật ong có tác dụng làm giảm đau hoặc loại bỏ sự khó chịu trong kỳ kinh nguyệt hiệu quả.

Bởi vì kali trong sữa có thể làm dịu cảm xúc, giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng và làm giảm vai trò của máu; magiê có trong mật ong có thể bình ổn hệ thống thần kinh trung ương để giúp loại bỏ căng thẳng trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Đau bụng kinh: Ăn chuối

Chuối rất giàu vitamin B6, mà vitamin B6 lại có vai trò trong ổn định thần kinh. Không chỉ ổn định sự lo lắng của phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mà còn giúp cải thiện giấc ngủ, giảm đau bụng đáng kể.
Đau nửa đầu: Ăn thực phẩm magiê thực phẩm
 

Đau nửa đầu hay xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nghiên cứu cho thấy một số bệnh nhân đau nửa đầu có lượng magiê trong máu thấp. Chú ý đến các loại thực phẩm giàu magiê như hạt kê, kiều mạch, đậu, chuối, các loại hạt và hải sản trong chế độ ăn uống có thể làm giảm sự khởi đầu của chứng đau nửa đầu .

Trầm cảm: ăn cá
Do thay đổi hormone, phụ nữ có nhiều nguy cơ bị trầm cảm hơn nam giới. Nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn cá hồi, cá mòi rất giàu Omega-3 giúp phụ nữ giảm trầm cảm và giảm tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm. Bởi vì những loại cá này giàu axit béo Omega-3 có tác dụng chống trầm cảm.
Estrogen giảm: Ăn đậu nành


Estrogen là hormone giới tính quan trọng trong cơ thể nữ giới. Khi nó thấp hơn mức bình thường trong máu, nó là nguyên nhân chức năng sinh sản và chức năng tình dục của phụ nữ bị ảnh hưởng, đồng thời cũng khiến cho trái tim bị mất đi sự bảo hộ của chúng.

Isoflavones có trong đậu nành là chất có thể bù đắp cho sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể. Uống 500 ml sữa mỗi ngày hoặc ăn 100 gram sản phẩm của đậu nành như đậu phụ, Yuba, vv, có thể điều tiết chức năng nội tiết, thúc đẩy mức độ estrogen bình thường.
Viêm âm đạo do nấm: Ăn tỏi nhiều hơn


Ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp những phụ nữ bị viêm âm đạo chống đỡ tốt với bệnh viêm âm đạo do nấm và mau chóng phục hồi hơn.

Bởi vì tỏi chứa nhiều allicin và các chất khác, đó là các chất diệt khuẩn lưu huỳnh tự nhiên, có tác dụng diệt khuẩn mạnh, ức chế Candida albicans trong âm đạo tăng trưởng quá mức và sinh sôi.
Bệnh về vú: Ăn các loại thực phẩm ngũ cốc và rong biển

Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trong chế độ ăn uống ăn nhiều ngũ cốc nguyên chất sẽ giúp duy trì mức độ estrogen thích hợp trong lưu thông máu (mức độ estrogen cao gây ra rất nhiều bệnh về vú)

Tảo bẹ có chứa một lượng lớn iod, có thể kích thích sự tiết hormone tuyến yên của hoàng thể, thúc đẩy luteinization nang buồng trứng và duy trì mức độ estrogen thấp hơn. Vì vậy, thường xuyên tiêu thụ tảo bẹ sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư vú.
Ung thư phụ khoa: Ăn nhiều trái cây và rau quả màu đỏ



Táo đỏ, ớt đỏ, hoa quả màu đỏ khác và các loại rau có chứa một thành phần hóa chất tự nhiên, có thể ức chế sự tăng trưởng của một số tế bào trong khối u phụ khoa. Thông qua việc giảm giảm đáp ứng estrogen của các tế bào mà các thực phẩm này có vai trò phòng chống ung thư phụ khoa. Ngoài ra, hành tây, nho tím và các loại trái cây và rau quả khác cũng có tác dụng tương tự.
Ung thư buồng trứng: Ăn nhiều thức ăn giàu canxi


Một cuộc khảo sát lớn cho thấy những phụ nữ hấp thu đủ lượng canxi có xác suất bị ung thư buồng trứng giảm tới 54% so với những phụ nữ bị thiếu hụt chất này. Nguyên do là vì canxi đầy đủ giúp kiểm soát sự tăng trưởng và lây lan của các tế bào ung thư.

Vì vậy, phụ nữ nên chú ý đến các loại thực phẩm thích hợp để bổ sung canxi. Đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh và phụ nữ lớn tuổi lượng canxi hàng ngày cần dung nạp vào cơ thể là 1.000 mg.

Để đạt được điều này cần phải uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa mỗi ngày, tôm, cá, rong biển, và thực phẩm khác...
Ung thư vú: Uống rượu vang đỏ


Nghiên cứu cho thấy nho đỏ và vỏ nho có chứa một chất chống ung thư tự nhiên giúp tránh gia tăng nồng độ estrogen cao dẫn đến kích thích các mô vú chuyển đổi ác tính. Vì vậy, phụ nữ uống một ly nhỏ rượu vang đỏ mỗi ngày hoặc ăn một số nho sẽ có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả, hơn nữa lại có thể ngăn ngừa bệnh tim.

Các Làm Giò Sống Giai Ngon

Nguyên liệu:
- 900g thịt nạc
- 250g mỡ
- 50g da lợn (nếu thích)
- 5 thìa canh nước lạnh; 3 thìa canh nước đá đập nhuyễn
- Gia vị: 8 thìa canh nước mắm ngon; 5 thìa canh dầu ăn; 4 thìa canh bột khoai tây; 1 thìa cà phê đường; 1 thìa canh tiêu xay; 1 thìa cafe mì chính
- 1 gói bột nở
- 2 thìa canh đường quế hoặc 1 thìa cafe bột quế (nếu bạn muốn làm chả quế)
Cách làm:
Bước 1: Thịt nạc, mỡ thái hạt lựu cho vào tủ đá 1 tiếng trước khi xay.
 Cách làm giò sống dai ngon không cần máy quết - 1
- Da lợn (nếu có) luộc chín, thái hạt lựu, để ráo.
Bước 2: Xay thịt lần đầu:
- Xúc mỗi lần 2 thìa canh thịt cho vào cối, bật cho máy xay 10 giây rồi tắt, nghỉ khoảng 3 giây rồi lại bật. Xay 3 lần 10 giây là được, xúc thịt ra rồi lại cho mẻ khác vào. Làm tương tự đến khi hết thịt.
 Cách làm giò sống dai ngon không cần máy quết - 2
- Chia thịt đã xay thành 3 phần bằng nhau. Cho từng phần vào cối cùng 1 thìa nước đá đập nhuyễn. Bật cho máy xay 3 lần 10 giây cho thịt nhuyễn thêm tí nữa. Làm tương tự với 2 phần thịt còn lại.
Bước 3: Ướp thịt:
- Hoà tan bột nở, bột khoai với 5 thìa canh nước lạnh, khuấy cho bột tan đều trong nước.
 Cách làm giò sống dai ngon không cần máy quết - 3
- Cho tất cả gia vị trong phần nguyên liệu, da lợn (nếu có) cùng hỗn hợp bột vào thịt, đeo găng tay nilon bóp cho thịt thấm đều gia vị.
 Cách làm giò sống dai ngon không cần máy quết - 4
- Hỗn hợp thịt lúc này đã khá dẻo và mịn. Cho thịt vào túi nilon, dàn mỏng thịt cho vào tủ đá ít nhất 3 tiếng.
 Cách làm giò sống dai ngon không cần máy quết - 5
 Cách làm giò sống dai ngon không cần máy quết - 6
Bước 4: Xay thịt lần 2: Múc mỗi lần 2 thìa canh thịt xay 10 giây rồi tắt, xay 2-3 lần 10 giây đến khi thịt quyện dẻo là được. Giò sống đã sẵn sàng cho những món ngon của bạn.
 Cách làm giò sống dai ngon không cần máy quết - 7
Lưu ý:
Làm giò sống không khó nhưng để có được miếng giò dai ngon, chất lượng thì tất nhiên phải có bí quyết. Đó cũng chính là điều quan trọng nhất mình muốn chia sẻ trong bài hướng dẫn này:
- Không để thịt bị nóng (hay nóng đúng hơn máy xay bị nóng, nhiệt truyền lên thịt). Thịt bị nóng thì giò sẽ bở ngay, vì thế trong công thức cần nước lạnh, nước đá và cả khâu cho thịt vào tủ đá trước khi xay, xay ngắt quãng cho máy không bị nóng. Trong lúc làm mình cũng hay sờ máy xem máy có bị nóng ko, nếu bị nóng thì cho nghỉ ngay.
- Để chắc chắn giò không bị bở, bạn có thể thử bằng cách bắc một nồi nước nhỏ lên bếp đun sôi rồi vo 1 viên thịt cho vào luộc chín rồi ăn thử xem có dai ngon hay không, nếu đạt thì tiến hành chế biến món ăn, còn nếu chưa đạt thì bạn cho thịt trở lại tủ đá 1 tiếng rồi xay lại và cẩn thận hơn nhé.
Thành phẩm: Từ giò sống bạn có thể làm thịt viên, giò lụa, hủ tiếu, chả phượng...
 Cách làm giò sống dai ngon không cần máy quết - 8
- Bạn cũng có thể thay thịt lợn bằng thịt bò để làm giò bò, bò viên (tuy nhiên vẫn dùng mỡ và da lợn nhé, vì mỡ bò rất nặng mùi), hoặc thịt đùi gà để làm giò gà, chả gà.
 Cách làm giò sống dai ngon không cần máy quết - 9
 Cách làm giò sống dai ngon không cần máy quết - 10
 Cách làm giò sống dai ngon không cần máy quết - 11
 Cách làm giò sống dai ngon không cần máy quết - 12
 Cách làm giò sống dai ngon không cần máy quết - 13