Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

GỪNG - Giải pháp khi nam giới bị yếu sinh lý

Theo các bác sĩ nam khoa cho biết, một số loại thảo dược nhất định sẽ có tác dụng lưu thông, giãn nở mạch máu, gừng là một ví dụ điển hình.


Từ ngàn xưa, gừng đã được ứng dụng rất nhiều đến làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và cả trong chuyện chăn gối. Gừng có chứa chất zingiberene, shogaol, gingerol… Những chất này giúp giãn nở kích thích các cơ co thắt mạch máu, giúp tăng cường sinh lý nam giới.

Chữa yếu sinh lý bằng gừng có thể áp dụng theo nhiều cách khác nhau tùy mức độ và cách sử dụng sao cho hợp lý nhất của từng người. Sau đây sẽ giới thiệu với nam giới một số cách chữa yếu sinh lý bằng gừng dưới đây.

Chữa yếu sinh lý bằng Nước gừng

Nước gừng chữa yếu sinh lý vừa hiệu quả vừa đơn giản trong cách thực hiện. Chỉ cần nam giới thường xuyên uống nước gừng ở bất kỳ hình thức nào cũng có thể giúp điều trị chứng loạn cương dương. Nam giới có thể thực hiện làm nước gừng bằng cách:

+ Nguyên liệu bao gồm: Gừng, mật ong, trứng gà

+ Các dụng cụ cần có máy ép hoa quả, 1 miếng vải gạc sạch

Cách thực hiện rất đơn giản, gừng đem rửa sạch, để ráo, trứng gà đem luộc và bóc bỏ vỏ. Sau đó, lấy gừng ép hoặc xay nhuyễn rồi dùng miếng gạc để lọc lấy nước. Cuối cùng ta lấy nước ép gừng trộn đều với mật ong và trứng để ăn là được.

Còn nếu nam giới nam không muốn kỳ công thì chỉ cần lấy ép gừng trộn thêm một chút mật ong uống là được.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Hiện tượng kinh nguyệt sớm có thể có những hệ lụy

Hiện nay hiện tượng dậy thì sớm đang trở nên phổ biến và rất ít phụ huynh có hiểu biết về hậu quả do dậy thì sớm mang lại.

Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng phòng khám sản phụ khoa của một Trung tâm y tế ở Hà Nội thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ dậy thì sớm. Các nguyên nhân này có thể bao gồm những tác động bên ngoài như xem phim ảnh người lớn, phim tình cảm; chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí;… đến những lý do xuất phát từ bệnh lý như u não gây tăng tiết hormone tuyến sinh dục, u nang buồng trứng, u tuyến thượng thận hoặc tăng sản thượng thận bẩm sinh đều khiến trẻ bị dậy thì sớm.


Cuộc sống hiện đại, thông tin bùng nổ, công nghệ phát triển, trẻ dễ dàng tiếp xúc với thế giới bên ngoài, ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc được chăn nuôi công nghiệp kích thích tăng trưởng bằng hormone,… thì khả năng dậy thì sớm càng tăng và càng dễ xảy ra.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể dậy thì sớm do uống thuốc, ví dụ như dùng nhầm thuốc tránh thai của mẹ; uống các loại thuốc bắc, thuốc bổ không rõ thành phần; người mẹ trong thời gian cho con bú có uống thuốc tránh thai hay thuốc bổ chứa hormone nội tiết tố… Các loại thuốc này hoàn toàn có thể làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể trẻ và làm tăng nội tiết tố nữ, dẫn đến dậy thì sớm.

Vì vậy, để có hướng điều trị tích cực, việc xác định nguyên nhân gây bệnh là hết sức cần thiết.

Bác sĩ Dung khẳng định, dậy thì sớm là sự thay đổi thể chất ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý. Bởi vì, đó là thời điểm trẻ cần được chăm sóc đầy đủ về mọi mặt, nhất là tâm lý.

Sau khi xuất hiện những dấu hiệu trẻ dậy thì sớm cũng chính là thời điểm cơ thể tăng và ngừng phát triển chiều cao. Hậu quả là trẻ dậy thì sớm thường có cơ thể nhỏ, lùn vì đầu xương sớm đóng kín khi quá trình dậy thì kết thúc.

Bản thân những bé gái dậy thì sớm cũng có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao, thậm chí họ có thể béo trước cả tuổi dậy thì.

Dậy thì sớm sẽ làm cho bản thân đứa bé cảm thấy sợ hãi, bất an, trẻ rất dễ bị sốc, bị tự kỉ, trầm cảm. Trẻ có tâm trạng không ổn định, dễ cáu gắt, thích thể hiện cái tôi, dễ mắc sai lầm và đua đòi theo những việc làm xấu, có nhu cầu tình dục theo bản năng chứ chưa nhận thức được đúng sai nên dễ bị mắc sai lầm hoặc bị kẻ xấu lợi dụng. Chính vì chưa có nhận thức đúng đắn nên không ít bé gái đã phải lãnh hậu quả là nạo phá thai, bị lạm dụng tình dục khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng lại muốn “trải nghiệm” những cảm xúc đặc biệt của bản thân.

Từ những nguyên nhân, hệ lụy đáng ngại khiến trẻ dậy thì sớm, bậc làm cha mẹ cần có biện pháp phòng, bảo vệ trẻ tránh khỏi những tác động xấu từ bên ngoài. Cần có chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi, chăm sóc trẻ quan tâm trẻ nhiều hơn, dạy trẻ những bài học giới tính để trẻ có thể có sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Cắt trĩ ở đâu an toàn và hiệu quả?

Cắt trĩ ở đâu an toàn và hiệu quả?
Việc cắt trĩ theo phương pháp truyền thống thường khiến cho bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn do người bệnh phải chịu sự đâu đớn kéo dài. Phương pháp cắt trĩ truyền thống thường áp dụng dao điện hoặc dao laser để cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ.

 Tuy nhiền phương pháp này để lành vết thương thì không hề đơn giản. Bệnh nhân phải chịu đau đớn kéo dài khoảng 4-6 tuần cho đến khi vết thương lành hẳn. Trong thời gian này, việc vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày và kiêng khem rất khó khăn với người bệnh.
Tuy nhiên, hiện nay nhờ sự phát triển không ngừng của công nghệ y học. Các chuyên gia, bác sĩ đã nghiên cứu và cho ra đời các phương pháp tiên tiến như cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT và HPT với nhiều ưu điểm vượt trội: không gây đau đớn, chảy máu, thời gian điều trị nhanh chóng, không tái phát và rất an toàn.
Hiện nay, Phòng khám đa khoa Thiên Hòa đều đang áp dụng hai kỹ thuật cắt trĩ này. Ngoài ra, phòng khám còn kết hợp một số phương pháp khác như: COOK, đông- tây y…giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả và triệt để.
Phòng khám đa khoa Thiên Hòa luôn tự hào là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, hàng đầu hiện nay. Phòng khám luôn tiếp thu và ứng dụng các công nghệ mới, tiến tiến để điều trị cho bệnh nhân. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm đảm bảo điều trị và cắt trĩ hiệu quả, không đau đớn, hồi phúc nhanh chóng. Tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.

Dinh dưỡng hợp lý cho tuổi già

Đối với người cao tuổi, việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý là hết sức cần thiết, không phải hễ ăn nhiều là tốt; bởi vì trong giai đoạn này, các cơ quan chức năng của người cao tuổi đã bắt đầu đi vào quá trình lão hóa.

Người cao tuổi ít hoạt động so với thời trẻ. Mắt nhìn kém, tai nghe kém, mũi ngửi kém, lưỡi không nhạy, ảnh hưởng đến việc ngon miệng. Các cơ quan tiêu hóa hoạt động cũng kém trước. Hàm răng yếu, nhai cắn thức ăn khó khăn. Tuyến nước bọt bị teo, thiếu nước bọt nên nuốt khó. Dạ dày và ruột cũng teo đi. Dịch vị giảm, lượng men tiêu hóa giảm. Hoạt động của gan, thận yếu đi, khả năng lọc còn 60% gây ứ các chất thải ở máu. Ăn khó tiêu. Nhu động của ruột giảm dễ gây táo bón...
Tóm lại, ở người cao tuổi tất cả đều ảnh hưởng đến sự tiêu hóa hấp thu thức ăn, vì thế, người cao tuổi cần có một chế độ ăn uống hợp lý.
Giảm mức ăn so với thời trẻ: ăn giảm cơm

Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm 30% so với người 25 tuổi. Do đó, tự nhiên người già đều ăn giảm đi. Nhưng có một số người, tuy tuổi đã cao vẫn cảm thấy ngon miệng nên ăn thừa, người quá mập.
Người quá mập, mỡ bọc các cơ quan nội tạng dễ dẫn đến suy tim, suy gan, suy thận. Cho nên, người nhiều tuổi cần chú ý giảm mức ăn so với thời trẻ. Trước đây, mỗi bữa ăn ba, bốn bát cơm, nay chỉ nên ăn hai bát, thậm chí một bát. Chú ý theo dõi cân nặng của mình. Cân nặng của người cao tuổi không nên vượt quá số cm của chiều cao trừ đi 105.
Ví dụ: người có tuổi cao 165cm, cân nặng không nên vượt quá 60kg.
Ăn giảm thịt, giảm đường, giảm muối
Ngoài việc giảm cơm, đối với những gia đình khá giả có mức ăn cao, các cụ cần chú ý tự giảm ăn thịt, giảm món ăn mỡ, giảm đường theo khuyến cáo của tháp dinh dưỡng cân đối. Thịt tính bình quân không vượt quá 1,5kg/người trong một tháng, mỡ dưới 600g, đường dưới 500g. Đối với tất cả mọi người, cần vận động ăn giảm muối. Bắt đầu dưới 300g/người/tháng. Rồi rút dần xuống dưới 200g vì ăn muối nhiều có liên quan đến bệnh cao huyết áp.
Tóm lại, người có tuổi cần ăn giảm cơm, giảm thịt, mỡ, giảm đường, bánh kẹo, nước ngọt và chú ý ăn nhạt hơn.
Ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá
Ở người có tuổi, tiêu hóa hấp thụ chất đạm kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm. Trong đậu, lạc, vừng và cá có nhiều đạm, nhiều dầu giúp đề phòng các bệnh về tim mạch. Vì thế, người nhiều tuổi nên ăn nhiều món từ đậu tương như: đậu phụ, sữa đậu nành...
Ở mỗi gia đình nên có một lọ vừng, lạc để có một món ăn chế biến sẵn bổ sung cho bữa ăn hàng ngày. Mỗi tuần ăn 2-3 bữa cá. Nên ăn cá nhỏ, kho nhừ để ăn được cả xương, có thêm can xi đề phòng bệnh xốp xương ở người cao tuổi. Đậu, lạc, vừng, cá vừa có tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch và nhất là đậu phụ có tác dụng phòng chống ung thư. Tim mạch và ung thư là hai bệnh chính gây tử vọng ở người cao tuổi.
Ăn nhiều rau tươi, quả chín
Ở người nhiều tuổi, sức co bóp của dạ dày giảm, nhu động ruột giảm, dẫn đến táo bón. Khi táo bón kéo dài, vi sinh vật gây thối rữa phát triển tạo ra nhiều hơi trong ruột gây đầy bụng. Cơ hoành bị đẩy lên gây khó thở và trở ngại cho hoạt động của tim. Cho nên người có tuổi cần chú ý ăn nhiều rau để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón.
Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng như cái chổi quét hết cholesterol thừa đẩy ra theo phân giúp cơ thể dễ phòng xơ vữa động mạch. Ăn rau tươi, quả chín cũng góp phần tăng cảm giác no khi ta ăn bớt cơm và điều quan trọng hơn là rau quả cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng hết sức quan trọng đối với người cao tuổi là các vitamin và chất khoáng.
Sử dụng hợp lý thực phẩm dùng cho người cao tuổi
- Gạo: chọn gạo dẻo, không xát quá trắng.
- Khoai, củ: người cao tuổi nên ăn bớt cơm và thay bằng khoai. Chú ý: khoai sọ không gây béo mà lại có nhiều chất xơ giúp chống táo bón, thải cholesterol thừa và đề phòng ung thư đại tràng.
- Đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua từ đậu nành vừa bổ, vừa giúp đề phòng các bệnh tim mạch và ung thư.
- Lạc, vừng: giàu chất đạm, chất béo, nhiều acid béo không no. Mỗi gia đình nên có lọ muối vừng lạc nhạt để ăn dần, bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.
- Rau: bữa nào cũng cần có món rau, đặc biệt là các loại rau lá xanh có nhiều bêta - caroten kể cả trong các bữa tiệc cũng phải có món rau.
- Quả chín rất quý, cần tạo thói quen dùng quả tráng miệng sau bữa ăn.
-  Thịt, cá: người nhiều tuổi cần ăn giảm thịt, chỉ cần trung bình 1,5kg thịt một tháng. Nên ăn cá nhiều hơn, ba bữa một tuần. Cá nhỏ kho nhừ, ăn cả xương.
- Trứng bổ nhưng không nên lạm dụng. Trung bình 3 quả 1 tuần.
- Sữa bổ dễ tiêu. Đặc biệt, sữa chua vừa bổ vừa có tác dụng điều hòa hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Nếu có điều kiện mỗi ngày nên uống một cốc sữa chua.
- Mật ong: có tác dụng tốt trong các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đại tràng, các trạng thái suy yếu gan, thần kinh; nhưng người có tuổi cần giảm chất ngọt (không quá 20g đường mỗi ngày).
- Mắm: là món ăn ngon được nhiều người ưa thích nhưng đối với người cao tuổi không nên ăn thường xuyên, mỗi lần ăn cũng nên dùng ít vì lượng muối trong mắm rất cao, không thích hợp với cơ thể người cao tuổi.
- Muối: Có liên quan đến bệnh huyết áp cao, tai biến mạch máu não, nên ăn hạn chế. Khi nấu ăn cũng nên giảm lượng muối.
- Dưa: Muối xổi, dưa góp, dưa giá lên men lactic giúp ăn ngon miệng. Canh dưa là món ăn được ưa thích.
- Rượu: Người có tuổi có nhiều nguy cơ bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, cho nên rượu kể cả rượu thuốc là một đồ uống nên tránh sử dụng đều đặn hàng ngày. Đối với người có tuổi khỏe mạnh, rượu nhẹ loại lên men như rượu vang, bia trong những ngày vui có thể cho phép dùng với liều nhỏ.
Cách ăn của người cao tuổi
- Ăn uống điều độ: Tránh ăn quá no, đặc biệt buổi tối trước khi đi ngủ và khi có bệnh ở hệ tim mạch. Chú ý những ngày lễ tết thường ăn quá mức bình thường và vui quá chén.
- Chế biến các món ăn hỗn hợp có nhiều gia vị, kích thích ăn ngon miệng, làm thức ăn mềm, nấu nhừ. Chú ý đến món canh. Cần quan tâm đến răng miệng và sức nhai, nuốt của người nhiều tuổi khi chế biến thức ăn vì tuyến nước bọt và hàm răng của người nhiều tuổi hoạt động kém, vấn đề nhai và nuốt thức ăn gặp khó khăn.
- Chú ý đảm bảo nước uống cho người cao tuổi: Cho người cao tuổi uống nước trắng hoặc nước chè. Hạn chế uống nước ngọt. Người cao tuổi hay quên, một số mất cảm giác khát. Cho nên cần xây dựng thành chế độ uống nước của người già và theo dõi việc thực hiện. Ví dụ: sáng uống hai cốc, trưa hai cốc, chiều hai cốc. Tránh uống nhiều nước buổi tối.
- Chú ý các thức ăn nguồn thực vật vì nếu biết cách chọn lựa, chế biến khéo sẽ tạo ra các món ăn ngon, bổ, dễ tiêu, giá rẻ.
- Cần đảm bảo vệ sinh trong chế biến món ăn và giữ gìn vệ sinh ăn uống. Thức ăn, nước uống là nguồn gây bệnh.
Tóm lại, cần đảm bảo cho người cao tuổi được ăn uống thoải mái, tìm được nguồn vui trong bữa ăn hàng ngày. Nguồn vui được tạo ra từ sự chăm sóc, tình cảm của người thân trong gia đình quan tâm đến vấn đề ăn uống, chế biến các món ăn mà người cao tuổi yêu thích. Nguồn vui còn do bản thân người cao tuổi biết cách giữ gìn, ăn uống điều độ.
Hoạt động thể chất (đi bộ đều đặn hàng ngày), hoạt động trí óc, sự cởi mở, quan hệ tốt với mọi người,... đều góp phần giúp cho con người thanh thản, thoải mái, ăn ngon, ngủ sâu, tiêu hóa hấp thu tốt.
(Theo Suckhoe360.com

Biện pháp tránh thai không được dùng nếu kinh nguyệt không đều

Sau khi sinh, nội tiết tuyến yên tiết ra bị ảnh hưởng nên nhiều chị em gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều sau khi có kinh trở lại. Cho dù kinh nguyệt không đều thì bạn vẫn có thể có con nếu như không dùng biện pháp tránh thai nào trong mỗi lần quan hệ tình dục.

Chu kì kinh nguyệt không đều không ảnh hưởng nhiều đến việc chọn biện pháp tránh thai nào, điều quan trọng là biện pháp đó có phù hợp với sức khỏe của bạn hay không.


Cho dù kinh nguyệt không đều thì bạn vẫn có thể có con nếu như không dùng biện pháp tránh thai nào. Ảnh minh họa

Nếu cơ thể bạn đã hoàn toàn hồi phục, bạn có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để lựa chọn biện pháp bên trong như đặt vòng tránh thai, thắt vòi trứng, dùng màng tránh thai... Nếu cơ thể bạn còn yếu hoặc bạn không muốn dùng các biện pháp can thiệp như trên thì có thể dùng bao cao su hoặc uống thuốc tránh thai hàng ngày. Các biện pháp này rất dễ áp dụng và có hiệu quả tương đối cao.

Thuốc tránh thai khẩn cấp không được khuyến khích dùng đối với bất kì chị em nào, cho dù đã sinh con hay chưa vì nó chỉ được cho phép dùng với liều lượng nhất định, không dùng quá 2 lần/tháng. Nếu lạm dụng có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.

Nếu bạn đang cho con bú nên việc lựa chọn các biện pháp tránh thai cũng cần thận trọng hơn, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Ngày nay, một số loại thuốc tránh thai hàng ngày cũng được sản xuất phù hợp với phụ nữ sau khi sinh, vù vậy, bạn có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để lựa chọn.

Nếu bạn có kinh nguyệt thất thường, bạn tuyệt đối không được chọn tránh thai bằng cách tính ngày hoặc xuất tinh ngoài. Lý do là vì, chu kì không đều nên bạn có thể không xác định được thời điểm rụng trứng, do đó, xuất tinh ngoài hay tính ngày quan hệ đều có thể dẫn đến có thai ngoài ý muốn.

Tốt nhất, bạn nên đi khám để biết cơ thể mình đã khỏe hẳn sau khi sinh chưa và tham khảo tư vấn của bác sĩ trực tiếp thăm khám để biết cơ thể mình phù hợp với biện pháp tránh thai nào nhất.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Người bệnh nên làm gì để ngăn ngừa hậu quả do biến chứng của bệnh trĩ?

Để ngăn ngừa biến chứng của bệnh trĩ ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của mình, người bệnh nên đi chữa trị khi mới chỉ ở giai đoạn đầu của bệnh. Bởi nếu càng kéo dài thì việc chữa bệnh trĩ sẽ khó khăn và dễ tái phát về sau. Bệnh trĩ nếu được phát hiện sớm sẽ không khó và cũng không mất nhiều thời gian.

Còn nếu trường hợp bệnh đã trở nên nặng hơn, búi trĩ sa ra hậu môn không thể dùng tay đẩy vào được thì có thể phải tiến hành phẫu thuật cắt trĩ tại trung tâm y tế uy tín để chữa trị dứt điểm bệnh. Hiện nay, kĩ thuật xâm lấn tối thiểu PPH là phương pháp điều trị bệnh trĩ dứt điểm và không tái phát đã và đang được áp dụng phổ biến cho nhiều trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nghiêm trọng.
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không? Bệnh trĩ hay bất cứ một bệnh thông thường nào khác nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm cho tính mạng. Người bệnh muốn điều trị bệnh trĩ bằng kĩ thuật xâm lấn tối thiểu PPH, hãy đến Phòng khám bệnh trĩ Thiên Hòa tại địa chỉ 73 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
=> Xem thêm về bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không?

Béo phì và chế độ ăn hợp lý ?

Béo phì là một tình trạng sức khoẻ có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khoẻ mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ đứng yên hoặc giao động trong giới hạn nhất định

Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tǎng lên với một tốc độ báo động không những ở các nước phát triển mà ở cả các nước đang phát triển. Đây thật sự là mối đe doạ tiềm ẩn trong tương lai. ở các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. ở Việt nam tỷ lệ thừa cân và béo phì khoảng 4% ở Hà nội (1995) và thành phố Hồ Chí Minh (2000)10,7% ở lứa tuổi 15-49 và 21,9% ở lứa tuổi 40-49.


Béo phì là gì?
Béo phì là một tình trạng sức khoẻ có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khoẻ mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ đứng yên hoặc giao động trong giới hạn nhất định. Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới thường dùng chỉ số khối có thẻ (BMI) để đánh giá tình trạng gây bệnh của cơ thể.
IBM = Cân nặng (kg)/Chiều cao2 (m)
Người ta coi chỉ số BMI bình thường nên có ở giới hạn 20-25, trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì.
Một điều cần chú ý nữa là vùng chất mỡ tập trung. Mỡ tập trung nhiều quanh vùng eo lưng tạo nên dáng người "quả táo tàu" thường được gọi là béo kiểu "trung tâm", kiểu phần trên hay béo kiểu dáng đàn ông và mỡ tập trung ở phần háng tạo nên vóc người "hình quả lê" hay còn gọi là béo phần thấp hay kiểu dáng đàn bà. Vì vậy bên cạnh theo dõi chỉ số BMI nên theo dõi thêm tỷ số vòng bụng/ vòng mông, khi tỉ số này vượt quá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới thì các nguy cơ tǎng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái đường đều tǎng lên rõ rệt.
Béo phì không tốt đối với sức khoẻ, người các béo các nguy cơ càng nhiều. Trước hết, người béo phì dễ mắc các bệnh tǎng huyết áp, bệnh tim mạch do mạch vành, đái đường, hay bị các rối loại dạ dày, ruột, sỏi mật.
Béo phì có các tác hại và nguy cơ cụ thể là
Mất thoải mái trong cuộc sống
Người béo phì thường có cảm giác bửu bối khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày đã trở thành như một hệ thống cách nhiệt. Người béo phì cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi chung toàn thân, hay nhức đầu tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái.
Giảm hiệu suất lao động
Người béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở môi trường nóng. Mặt khác do khối lượng cơ thể quá nạng nề nên để hoàn thành một động tác, một công việc trong lao động, người béo phì mất nhiều thì giờ hơn và mất nhiều công sức hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người thường.
Kém lanh lợi
Người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn người bình thường trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Hậu quả là rất dễ bị tai nạn xe cộ cũng như tai nạn lao động.
Hai nguy cơ rõ rệt ở người béo phì
Tỷ lệ bệnh tật cao
Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mãn tính không lây như: Bệnh mạch vành, đái đường không phụ thuộc insulin, sỏi mật.
Ở phụ nữ mãn kinh, các nguy cơ ung thư túi mật, ung thư vú và tử cung tǎng lên ở những người béo phì, còn ở nam giới béo phì, bệnh ung thư thận và tuyến tiền liệt hay gặp hơn.
Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn: nhất là trong các bệnh kể trên
Thừa cân và béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của mọi người.
Nguyên nhân của béo phì
Mọi người đều biết cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa nǎng lượng do thức ǎn cung cấp và nǎng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt động khác của cơ thể. Cân nặng cơ thể tǎng lên có thể do chế độ ǎn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao nǎng lượng.
Khi vào cơ thể, các chất protein, lipit, gluxit đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Vì vậy, không nên coi ǎn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo mà ǎn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Tóm lại có thể chia nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì như sau:
Khẩu phần ǎn và thói quen ǎn uống
Nǎng lượng (calo) đưa vào cơ thể qua thức ǎn thức uống được hấp thu và được oxy hoá để tạo thành nhiệt lượng. Nǎng lượng ǎn quá nhu cầu sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ.
Chế độ ǎn giàu chất béo (lipid) hoặc đậm độ nhiệt độ cao có liên quan chặt chẽ với gia tǎng tỉ lệ béo phì. Các thức ǎn giàu chất béo thường ngon ngên người ta ǎn quá thừa mà không biết. Vì vậy, khẩu phần nhiều mỡ, dù số lượng nhỏ cũng có thể gây thừa calo và tǎng cân. Không chỉ ǎn nhiều mỡ, thịt mà ǎn nhiều chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Việc thích ǎn nhiều đường, ǎn nhiều món sào, rãn, những thức ǎn nhanh nấu sẵn và miễn cưỡng ǎn rau quả là một đặc trưng của trẻ béo phì. Thói quen ǎn nhiều vào bữa tối cũng là một điểm khác nhau giữa người béo và không béo.
Hoạt động thể lực kém
Cùng với yếu tố ǎn uống, sự gia tǎng tỉ lệ béo phì đi song song với sự giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại hơn, thời gian dánh cho xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, nói chuyện qua điện thoại nhiều hơn.
Kiểu sống tĩnh tại cũng giữ vai trò quan trọng trong béo phì. Những người hoạt động thể lực nhiều thường ǎn thức ǎn giàu nǎng lượng, khi họ thay đổi lối sống, hoạt động nhưng vẫn giữ thói quen ǎn nhiều cho nên bị béo. Điều này giải thích béo ở tuổi trung niên, hiện tượng béo phì ở các vận động viên sau khi giải nghệ và công nhân lao động chân tay có xu hướng béo phì khi về hưu.
Yếu tố di truyền
Đáp ứng sinh nhiệt kém có thể do yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với những trẻ béo phì thường có cha mẹ béo, tuy vậy nhìn trên đá số cộng đồng yếu tố này không lớn.
Yếu tố kinh tế xã hội
Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ người béo phì ở tầng lớp nghèo thường thấp (thiếu ǎn, lao động chân tay nặng, phương tiện đi lại khó khǎn) và béo phì thường được cọi là một đặc điểm của giàu có. ậ các nước đã phát triển khi thiếu ǎn không còn phổ biến nữa thì tỉ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghè, ít học so với ở các tầng lớp trên.
Ở nhiều nước, tỷ lệ người béo lên tới 30-40%, nhất là ở độ tuổi trung niên và chống béo phì trở thành một mục tiêu sức khoẻ cộng đồng quan trọng. ở Việt nam, tỷ lệ người béo còn thấp nhưng có khuynh hướng gia tǎng nhanh nhất là ở các đô thị. Đó là điều cần được chú ý để có các can thiệp kịp thời.
Thực hiện một chế độ ǎn uống hợp lý và hoạt động thể lực đúng mức để duy trì cân bặng ổn định ở người trưởng thành, đó là nguyên tắc cần thiết để tránh béo phì. Các biện pháp cụ thể là:
- Chế độ ǎn nǎng lượng (calo) thấp, cân đối, ít đói, ít đường, đủ đạm, vitamin, nhiều rau quả.
- Luyện tập ở môi trường thoáng.
- Xây dựng nếp sống nǎng động, tǎng cường hoạt động thể lực.
Chế độ ǎn cho người béo phì
- Giảm nǎng lượng của khẩu phần ǎn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300 kcal so với khẩu phần ǎn trước đó cho đến khi đạt nǎng lượng tương ứng đến mức BMI.
+ BMI từ 25-29,9 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 1500 kcal.
+ BMI từ 30-34,9 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 1200 kcal.
+ BMI từ 35-39,9 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 1000 kcal.
+ BMI >=40 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 800 kcal.
Trong đó tỉ lệ nǎng lượng giữa các chất là 15-16% protein, 12-13% lipid, 71-72% glucid.
- Ăn ít chất béo, bột.
- Đủ chất đạm, vitamin, muối khoán. Cần bổ sung viên đa vitamin và vi lượng tổng hợp.
- Tǎng cường rau và hoa quả.
- Muối, mì chính: 6g/ngày. Nếu có tǎng huyết áp thì chỉ cho 2-4g/ngày.
- Tạo thói quen ǎn uống theo đúng chế độ.

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Bước vào tuổi dậy thì, cùng với sự phát triển sức khỏe thể chất, các em gái cũng bước vào giai đoạn kinh nguyệt, với nhiều phiền toái lúc đầu. Một trong số đó, khiến nhiều phụ huynh cũng như các em gái hết sức lo lắng, là trường hợp rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Nhiều bà mẹ có con gái trong độ tuổi dậy thì cũng lo lắng với đa dạng các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt. Trong nhiều trường hợp, các em gái bị rong kinh, kinh nguyệt không đều, ảnh hưởng đến tâm lý.
Ở tuổi vị thành niên, kinh nguyệt có thể chưa đều trong khoảng 1 - 2 năm đầu do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Thông thường, nữ bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt từ 10 - 18 tuổi. Thời gian hành kinh từ 3 - 7 ngày, lượng máu kinh khoảng 60ml.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì như vô kinh nguyên phát: quá 18 tuổi chưa hành kinh; vô kinh thứ phát: quá 3 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh rất đều và quá 6 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh không đều; vô kinh giả: máu kinh vẫn có nhưng màng trinh kín hoặc cổ tử cung bị dính nên máu kinh không chảy ra ngoài, còn gọi là bế kinh; rong kinh: hành kinh kéo dài trên 7 ngày… do chức năng buồng trứng chưa phát triển hoàn chỉnh, không có tác hại việc sinh sản trong tương lai.
Do vậy, trong giai đoạn tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh cần chú trọng tuyên truyền cho các em biết về sự phát triển tâm sinh lý tuổi dậy thì, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe sinh sản. Các em gái cần có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ vệ sinh trong những ngày có kinh nguyệt, cần chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên, cách 4 giờ/lần, phòng tránh các bệnh lý phụ khoa, tránh nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản.
Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong kích hoạt sự dậy thì, lượng mỡ trong cơ thể phải chiếm 15% khối lượng cơ thể thì mới đảm bảo chức năng buồng trứng bình thường. Dậy thì muộn thường được thấy ở những người suy dinh dưỡng mạn tính. Do vậy, trong giai đoạn tuổi dậy thì, các em cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với độ tuổi.
Để điều trị các rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì, gia đình có thể đưa các em gái đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, hỗ trợ điều trị. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn khi con bước vào tuổi dậy thì, theo dõi sự phát triển cơ thể của các em và đến cơ sở y tế khám, tư vấn khi thấy bất thường.
>>>> Điều Trị Kinh Nguyệt Không Đều 
>>>>> Viêm đường tiết niệu ở nữ

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Những cách ăn uống hại thận

1. Vì sao bạn phải giữ sức khỏe cho thận?
Thận là cơ quan nội tạng được tạo nên từ 2 phần có hình như hạt đầu nằm ở phần trên, mặt trước che phủ bởi phúc mạc, mặt sau là cơ thịt chắc khỏe của vùng lưng.
Thận đảm nhiệm rất nhiều chức năng quan trọng trong hoạt động của cơ thể, bao gồm:
- Duy trì cân bằng về nước: Trung bình một ngày, hàng triệu các tiểu cầu thận phải lọc khoảng 200 lít máu và chất lỏng với đủ các thành phần hóa học và sau khi lọc có khoảng 1,5 lít nước được đào thải ra ngoài.

Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ


Đây chính là hoạt động duy trì sự cân bằng về nươc của thận.
- Đào thải các chất độc hại được hình thành nên trong quá trình trao đổi chất: Những chất thải này sẽ được thận lọc và đào thải qua đường tiết niệu.
- Đảm bảo thành phần các chất dịch trong cơ thể, duy trì sự cân bằng điện giải, sự cân bằng pH trong cơ thể.
- Đảm nhiệm chức năng nội tiết, tiết ra các chất adrenaline, prostaglandin, prythropoietin, vitamin D3 cung cấp cho cơ thể.
Thận giữ một vai trò vô cùng quan trọng như vậy nhưng sự tác động của thận đối với cơ thể khá lặng lẽ. Bạn có thể sống bình thường với quả thận chỉ còn 20% chức năng.
Điều đó có nghĩa sự suy giảm từ từ và tổn thương của thận không dễ dàng nhận ra sớm.
Bởi vậy, cách tốt nhất là bạn nên bảo vệ sự khỏe mạnh của thận bằng cách loại bỏ những thói quen ăn uống và sinh hoạt có hại cho thận chứ không phải chờ thận bị tổn thương rồi mới lo chạy chữa.
Thói quen vô cùng hại thận nhiều người mắc phải mà không biết
Thận bị tổn thương (Ảnh minh họa)
2. Những thói quen sinh hoạt gây hại cho thận mà bạn nên thay đổi:
- Thói quen ngủ ít:
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của thận. Nhiều nghiên cứu cho thấy những giấc ngủ gián đoạn sẽ khiến thận bị tổn thương.
Nguyên nhân là quá trình tái tạo mô thận diễn ra trong khi bạn ngủ nên nếu giấc ngủ bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến quá trình này.
Hãy đảm bảo giấc ngủ sâu và đủ 8h mỗi ngày để thận có thời gian hồi phục sau 1 ngày lao động vất vả.
- Thói quen uống ít nước:
Mỗi ngày bạn cần uống từ 1.5 đến 2 lít nước để thận có thể duy trì tốt chức năng của mình và đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nếu không uống đủ nước, các độc tố sẽ tích tụ lại trong thận và gây hại trực tiếp cho chúng.
Lười uống nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thận. Bởi vậy bạn hãy thường xuyên kiểm tra xem mình có uống đủ nước không bằng cách kiểm tra màu sắc nước tiểu xem chúng trong hay đục và có màu sẫm không.
Nếu nước tiểu có màu sẫm, bạn cần chú ý uống nhiều nước hơn.
- Thói quen nhịn tiểu:
Rất nhiều người có thói quen nhịn tiểu chỉ vì những lý do như bận công việc hoặc e ngại nhà vệ sinh không được sạch. Đặc biệt trẻ em là đối tượng hay nhịn tiểu nếu không được nhắc nhở vì chúng rất mải chơi.
Nhịn tiểu khiến cho chất thải không được loại bỏ khỏi cơ thể và lắng cặn lại trong thận, ống thận gây ra sỏi thận và tạo cơ hội cho chất độc ngấm vào máu.
Nếu bạn nhịn tiểu thường xuyên, áp lực nước tiểu sẽ đè nặng lên thận, lâu ngày sẽ dẫn đến căn bệnh suy thận.
- Thói quen ăn mặn:
Khi bạn ăn quá mặn, lượng muối dư thừa trong cơ thể sẽ khiến cho huyết áp và áp lực thận tăng lên, đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy thận.
Bởi vậy nếu bạn có thói quen ăn mặn hãy từ từ thay đổi nó để bảo vệ sức khỏe của thận.
- Thói quen uống rượu:
Độc tố có trong rượu gây hại trực tiếp cho gan nhưng đồng thời chúng cũng gây ra những căn bệnh chuyển hóa của thận khiến cho thận tổn thương từ từ, lâu ngày cũng dẫn tới tình trạng suy thận.
- Thói quen hút thuốc:
Những tác hại của việc hút thuốc không tác động trực tiếp đến thận nhưng chúng tác động tới động mạch gây xơ vữa động mạch. Việc động mạch bị thu hẹp và xơ cứng ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho các cơ quan khác và thận.
Khi thận không được cung cấp một lượng máu đầy đủ cũng sẽ suy yếu dần dần mà có thể bạn chỉ cảm nhận được khi chúng không còn thực hiện tốt chức năng của mình.
- Thói quen uống nước ngọt có gas:
Trong nước ngọt có gas có chứa phốt phát - một loại chất được xác định là góp phần gây nên bệnh sỏi thận. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng 2 lon nước ngọt hoặc nhiều hơn mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh về thận.
Trong nước ngọt còn có đường fructose - hay còn gọi là đường trái cây để tạo vị ngọt. Fructose làm gia tăng sự nhạy cảm của thận với angiotensin II, một protein điều chỉnh sự cân bằng muối.
Điều này có nghĩa muối sẽ được tái hấp thu vào thận dẫn đến các căn bệnh tiểu đường, béo phì, cao huyết áp và suy thận.

Theo Thái Phong (Soha.vn/Trí thức Trẻ)